Hotline hỗ trợ

0243.6763239

Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động trường nghề

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường nghề), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường nghề), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp cho phép thí điểm việc trường cao đẳng nghề được liên kết với các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo liên thông các trình độ.

 

Kiểm tra, đánh giá cơ sở giáo dục nghề nghiệp

 

Bện cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc rà soát, kiểm tra, đánh giá các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chí cụ thể.

 

Trên cơ sở đó, thống nhất với các cơ quan liên quan đề xuất, kiến nghị giải pháp sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động.

 

Theo thông tin từ Tổng cục dạy nghề, đến cuối năm 2014, cả nước có 1.465 cơ sở dạy nghề gồm: 173 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề và 991 trung tâm dạy nghề. Mạng lưới dạy nghề tiếp tục được phát triển theo hướng xã hội hóa.

 

Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề được đầu tư tập trung, đồng bộ theo các nghề trọng điểm. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh gắn với nhu cầu thị trường lao động, doanh nghiệp và từng bước hội nhập quốc tế, ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu của người học nghề.

 

Cơ chế liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh về nông, lâm, ngư nghiệp, bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động.

 

Đặc biệt, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới, góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập; có trên 30% người lao động sau học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác sau học nghề.

 

(Nguồn: Chinhphu.vn)

Viết bình luận:

VIDEO TRƯỜNG MỚI

  • Đang trực tuyến1
  • Hôm qua38
  • Hôm nay33
  • Tổng số1.932